Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Tiểu Đường

Mục lục
Mục lục

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường phải tuân thủ theo những nguyên tắc khắt khe nhưng vẫn cung cấp đủ chất và điều chỉnh ổn định lượng đường huyết. Bệnh lý tiểu đường không thể chữa trị dứt điểm nhưng nếu áp dụng theo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường sẽ ngăn chặn được bệnh chuyển biến nặng. 

Tại sao nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng dinh dưỡng cho người tiểu đường rất quan trọng vì đây là yếu tố quyết định một phần trong việc điều trị bệnh lý tiểu đường, giúp kiểm soát và ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm từ bệnh lý tiểu đường.

Thay đổi chế độ ăn uống trong bệnh lý tiểu đường rất quan trọng, khi có chế độ dinh dưỡng hợp lý bạn có thể kiểm soát được tình trạng đường của mình và góp phần trong việc điều chỉnh cân nặng, giảm nguy cơ mắc cao huyết áp, tăng cholesterol. Ngăn chặn được những vấn đề khác từ biến chứng tiểu đường gây ra. 

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Với người có bệnh lý tiểu đường luôn phải tuân thủ theo chế độ ăn khắt khe để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và điều chỉnh lượng đường huyết ổn định nhất. Dưới đây là những chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường:

Nhóm thực phẩm giàu đạm

Nên hạn chế tối đa nhất các loại thịt hộp, pate, xúc xích… thay vào đó là cá, trứng sữa, những sản phẩm chế biến từ sữa và đậu. Nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người bệnh tiểu đường có thể ăn thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. không ăn da gà và da vịt vì chứa nhiều cholesterol.

Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo

Hạn chế sử dụng mỡ, 300 mg là khối lượng cholesterol nên đưa vào cơ thể mỗi ngày, lượng mỡ bảo hòa thì nên thay bằng các dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè.

Nhóm thực phẩm nhiều tinh bột và các loại ngũ cốc

Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn các loại bánh mì không pha trộn các phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ… Tinh bột đưa vào cơ thể người bệnh khoảng 50-60% người thường. Nên sử dụng thường xuyên những loại ngũ cốc thô, ít chà xát vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của người bệnh. Những thức ăn này nên luộc, nướng, hầm không nên chiên xào.

Nhóm thực phẩm có chứa chất xơ, vitamin

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị tiểu đường nên ăn khoảng 400g rau và trái cây tươi có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác thì tốt hơn là chỉ lấy nước ép uống, chất xơ trong rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Nhưng cũng nên hạn chế một số loại quả không tốt cho bệnh như nho, xoài, na, nhãn…

Những loại thực phẩm người tiểu đường không nên sử dụng

Để quá trình điều trị tiểu đường có kết quả tốt nhất, bệnh nhân tiểu đường phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ ăn uống và cần tránh xa những loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.
  • Hạn chế những thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch.
  • Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo, mứt, …
  • Người mắc bệnh tiểu đường không được ăn các loại mức, hoa quả sấy khô, … bởi tất cả những thực phẩm này chứa một lượng lớn đường rất cao.

Các nguyên tắc dinh dưỡng cho người đái tháo đường

Người mắc bệnh tiểu đường cần phải áp dụng quá trình ăn uống dựa theo các nguyên tắc sau đây:

Ăn uống vừa đủ

Người mắc bệnh lý tiểu đường cần có chế độ ăn uống vừa đủ, không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Hãy chia nhỏ bữa ăn ra nhiều lần để giúp giảm được tình trạng đói và giúp lượng thức ăn nạp vào cơ thể vừa phải. 

Ăn đủ bữa

Khi bệnh nhân đái tháo đường bỏ bữa ăn, không nạp đủ lượng thức ăn đủ vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đói. Nếu việc nhịn đói trong thời gian dài sẽ dễ gây ra tình trạng thèm và không kiểm soát được cơ thể. Khi đó bạn sẽ nạp một lượng lớn thức ăn không thể kiểm soát gây ra biến chứng tiểu đường nặng hơn. Người mắc tiểu đường cần ăn đủ 3 bữa ăn mỗi ngày và kèm theo những bữa phụ.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Người có bệnh lý tiểu đường cần uống đầy đủ 1.5 – 2 lít nước hằng ngày, nước là loại thức uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, đặt biệt là những người đang có cơ địa có mức đường huyết cao.

Uống nước sẽ giúp bù nước cho máu trong cơ thể loại bỏ glucose thừa qua đường nước tiểu. Nếu bạn nạp không đủ nước cơ thể sẽ sử dụng các nguồn nước có sẵn như: nước bọt, nước mắt. Thiếu nước cũng làm hạn chế quá trình đào thải glucose trong cơ thể diễn ra tự nhiên.

Đa dạng thực phẩm

Người tiểu đường không cần phải ăn theo chế độ ăn uống quá khắt khe, vẫn có thể chế biến thức ăn theo khẩu vị và sở thích. Tuy nhiên cần ăn uống tuân thủ theo những nguyên tắc dinh dưỡng để lượng đường trong cơ thể được kiểm soát tốt nhất. Bạn có thể tham khảo tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường với hình ảnh dưới đây.

Bạn không nên cực đoan trong quá trinh ăn uống của mình, cần đa dạng nhóm thức ăn để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

GIAO HÀNG
MIỄN PHÍ
CHÍNH SÁCH
BẢO HÀNH
THANH TOÁN
LINH HOẠT
DỊCH VỤ SAU
BÁN HÀNG